Loading...

"Đánh bại" 10 câu hỏi tuyển dụng thường gặp nhất

User Tác giả: Nguyễn Ngọc Anh
User 2017-07-05 09:44:44
Phần mềm nhân sự, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý nhân sự, quản trị nhân sự, phần mềm chấm công, phần mềm quản trị nhân sự

Mọi thứ sẽ thật tuyệt vời nếu bạn biết trước nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì mình trong buổi phỏng vấn sắp tới phải không? Nhưng thật không may, chúng ta không thể đọc được suy nghĩ của họ cũng như không thể biết trước được tương lai. Vậy nên chúng tôi sẽ mách với bạn cách trả lời 10 câu hỏi tuyển dụng thông dụng nhất mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn.

Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn thấy nhà tuyển dụng muốn thấy gì nhất từ những câu trả lời của bạn, và giúp bạn thể hiện được những khả năng phù hợp nhất của mình cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

1. Bạn có thể giới thiệu một chút về bản thân?

Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng cho sự khởi đầu của bạn trong buổi phỏng vấn, và rất nhiều người đã mắc sai lầm khi trả lời câu hỏi này. Hãy nhớ, đừng bao giờ đưa ra toàn bộ những việc bạn đã làm trong quá khứ. Thay vào đó hay đưa ra những thông tin một cách ngắn gọn, súc tích để có thể cho nhà tuyển dụng thấy bạn phù hợp với công việc sắp tới như thế nào. Hãy bắt đầu với 2 đến 3 ví dụ cụ thể về kinh nghiệm của bạn trong quá khứ mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết tới nhất, sau đó tóm gọn lại bằng việc thể hiện rằng kinh nghiệm trong quá khứ giúp bạn như thế nào trong công việc sắp tới.

2. Làm cách nào bạn biết về vị trí chúng tôi đang tuyển?

Thêm một câu hỏi tưởng như vô thưởng vô phạt nữa, đây thực sự là một cơ hội hoàn hảo để bạn đứng lên và thể hiện cảm nghĩ và sự liện hệ của bạn với công ty. Ví dụ như, nếu bạn tìm hiểu được thông tin thông qua một người bạn, hoặc một ai đó giới thiệu bạn, hãy nói tên người đó, và nói với nhà tuyển dụng tại sao bạn lại thích thú khi biết về vị trí đó. Nếu bạn tìm hiểu thông tin qua sự kiện hay bài bào nào, hãy chỉ ra. Kể cả nếu bạn tìm thấy thông tin tuyển dụng một cách vô tình, hãy thể hiện rằng vị trí nhà tuyển dụng đang hấp dẫn như thế nào đối với bạn.

Hãy trả lời ngắn gọn, thành thật và thể hiện sự yêu thích với công việc của bạn

3. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Bất cứ ứng viên nào đều có thể đọc và tìm ra trang “Thông tin về công ty” ở trên website của công ty. Thế nên khi nhà tuyển dụng hỏi câu này, họ không nhất thiết muốn biết bạn công ty họ làm gì, thay vào đó họ muốn biết bạn quan tâm gì ở công ty. Hãy bắt đầu bằng việc thể hiện sự am hiểu của bạn về mục tiêu của công ty, bằng cách dùng những từ mà bạn tìm thấy trên website của công ty, nhưng sau đó hãy biến nó thành mục tiêu của bạn. Bạn có thể sử dụng những mô-típ sau: “Cá nhân tôi đặc biệt lưu tâm tới nhiệm vụ này bởi vì…” hoặc “Tôi thật sự tin tưởng vào lối đi này bởi vì…” và đưa ra ý kiến cá nhân của bạn.

 4. Tại sao bạn muốn công việc này?

Các công ty luôn mong muốn tuyển được những cá nhân say mê với công việc, thế nên bạn nên có một câu trả lời thật tốt cho câu hỏi này. (Nếu không, hãy chuẩn bị sẵn sàng một bộ hồ sơ cho công ty khác). Đầu tiên, hãy chỉ ra một vài đặc điểm mà công việc này phù hợp với bạn (ví dụ: “Tôi yêu công việc chăm sóc khách hàng bởi vì tôi thích nhìn thấy sự vui vẻ của người khác khi giải quyết được một vấn đề nào đó”), sau đó hãy nói tại sao bạn yêu thích công ty (ví dụ: “tôi có đam mê với công việc lập trình, và tôi nghĩ công ty đang làm rất tốt những việc đó, và tôi muốn trở thành một phần của công ty”).

5. Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Câu hỏi này có vẻ hơi xa (bạn sẽ không được hỏi câu này đầu tiên đâu), nhưng nếu bạn phải trả lời câu hỏi này, bạn may mắn đó. Không có cơ hội nào tốt hơn để bạn thể hiện khả năng của bản thân đối với nhà tuyển dụng so với lúc này. Nhiệm vụ của bạn ở đây là đưa ra một câu trả lời bao gồm 3 điểm sau: bạn không những có thể hoàn thành được công việc nhà tuyển dụng đang mong muốn, mà bạn còn có thể mang lại một kết quả tuyệt vời; bạn thực sự phù hợp với văn hóa làm việc của công ty và các đồng nghiệp ở vị trí mới của bạn; bạn là một ứng viên tốt hơn các ứng viên khác.

6. Điểm mạnh của bạn là gì?

Khi trả lời câu hỏi này, chúng tôi khuyên bạn nên trả lời thành thật điểm mạnh của bạn (chứ không phải làm vừa tai nhà tuyển dụng), phù hợp (chọn điểm mạnh liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển) và cụ thể (ví dụ: thay vì nói kĩ năng cá nhân, hãy nói kĩ năng giao tiếp, hay kĩ năng xây dựng các mối quan hệ…). Sau đó, tiếp tục với một ví dụ rằng làm thế nào bạn có thể chứng minh những điểm này trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

7. Bạn nghĩ như thế nào về những điểm yếu của mình?

Điều thực sự nhà tuyển dụng muốn khi hỏi câu này là để đánh giá sự cẩn trọng và thành thật của bạn. Thế nên bạn nên tránh xa những câu trả lời như “Không, tôi hoàn hảo”, hay “Tôi chẳng thể hoàn thành công việc đúng thời hạn”. Hãy ghi điểm bằng cách chỉ ra những điểm yếu bạn còn mắc phải và những gì bạn đang làm để cố gắng cải thiện nó. Ví dụ như: bạn có thể không phát biểu tốt trước đám đông, nhưng hiện tại bạn đang tình nguyện làm các công việc tổ chức sự kiện để giúp bạn tự tin khi xuất hiện trước đám đông.

8. Công việc mơ ước của bạn là gì?

Mục đích của câu hỏi này là nhà tuyển dụng mong muốn khám phá được thực sự vị trí họ đang tuyển có nằm trong định hướng nghề nghiệp của bạn hay không. Hãy nói về mong muốn, mục tiêu của bạn, và tại sao công việc này đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu đó.

9. Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?

Đây là một câu hỏi hóc búa, nhưng chắc chắn bạn sẽ được hỏi câu này. Hãy luôn giữ mọi thứ theo hướng tích cực, hãy thể hiện rằng bạn nhận thấy cơ hội mới, vai trò mới, mà bạn nghĩ rằng bạn có thể làm tốt hơn so với công việc hiện tại của bạn.

10. Sếp và đồng nghiệp đánh giá về bạn như thế nào?

Đầu tiên, hãy chân thành (hãy nhớ rằng, nếu bạn có được công việc này, nhà tuyển dụng có thể sẽ gọi cho sếp của và đồng nghiệp của bạn). Sau đó, cố gắng đưa ra những điểm mạnh và những điểm bạn chưa thảo luận theo các hướng khác của buổi phỏng vấn, như là bạn sẵn sàng làm mọi công việc được giao khi dự án cần có bạn.

Suy đến cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng trả lời phỏng vấn đó là bạn phải là chính mình, dù cho bạn có nắm rõ các cách thức để “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều họ quan tâm và chú trọng nhất vẫn là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì vậy, bạn hãy luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng để có được công việc như mong muốn nhé!

Chủ đề:Tuyển dụng
ảnh chuyên gia

Nguyễn Ngọc Anh

Chị Ngọc Anh là nhân viên Kiểm thử phần mềm của Macconsult. Chị đã có hơn 2 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, tham gia kiểm thử các dự án của công ty, và hiện tại đang chịu trách nhiệm tiếp nhận, hỗ trợ khách hàng về mặt kỹ thuật trong việc sử dụng phần mềm HRM.

Bài viết liên quan

Bình luận

Phạm Thị Vân - 2018-01-05 11:10:59

Bài viết của bạn rất hay. Tuy nhiên ngoài những câu hỏi này, theo mình, ứng viên cần phải trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn của mình nữa nhé!

Trả lời
Trâm Anh - 2018-01-05 14:43:59

Bên HRMCloud có dịch vụ tuyển dụng không?

Trả lời