Xây dựng văn hoá doanh nghiệp đang là một vấn đề được các lãnh đạo, nhà quản
lý và chuyên gia nhân sự đặc biệt quan tâm, bởi sự tác động của nó đến cách mọi
người tương tác và làm việc với nhau hàng ngày, từ đó ảnh hưởng rất lớn tới
năng suất và hiệu quả công việc. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì và được hình
thành như thế nào? Lãnh đạo và chuyên gia nhân sự cần xây dựng và quản lý văn
hóa doanh nghiệp ra sao cho
hiệu quả? Chắc hẳn đây là những băn
khoăn chung của rất nhiều doanh nghiệp. Thấu hiểu được điều đó, hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ với
các doanh nghiệp về chủ đề này.
Văn hoá doanh
nghiệp là gì?
Không dễ để định nghĩa một cách rõ ràng về văn hoá doanh nghiệp, như vốn dĩ
khái niệm văn hoá nói chung vậy. Chỉ có điều, chắc chắn nếu chúng ta có chục
người khởi sự doanh nghiệp, với một ngân sách, một dự định cùng nhau làm việc
trong một thời gian nào đó, văn hoá lập tức tự nhiên xuất hiện và hình thành,
dù chúng ta có muốn hay không. Đó là phân cấp thứ bậc, vai trò, là cách thức
chúng ta làm việc, giao tiếp, bày tỏ niềm tin, thái độ, ứng xử với nhau và với
khách hàng, đối tác, cộng đồng... Nếu không có bất kỳ sự nhận diện nào
về nó, định hướng nó thì văn hoá doanh nghiệp sẽ âm thầm, lặng lẽ hình thành và
diễn ra hàng ngày theo cách tự nhiên.
Khi văn hóa doanh nghiệp được hình thành theo hướng tích cực, tức là văn
hoá đó hỗ trợ cho sự phát triển, phù hợp với mục tiêu của tổ chức bằng cách
giúp gắn kết những con người trong tổ chức và giao tiếp, làm việc hiệu quả,
tích cực với nhau. Đó là điều may mắn. Ngược lại, văn hoá hình thành theo hướng
tiêu cực thì sẽ hạn chế và cản trở sự gắn kết, giao tiếp của mọi người, khiến cho
mục tiêu phát triển của tổ chức đó khó trở thành hiện thực.
Ở góc độ quản lý, nhà lãnh đạo và
người làm nhân sự sẽ không dựa vào điều may mắn mà sẽ có những nhận diện rõ về
văn hoá doanh nghiệp mình cần và mong muốn, kiến tạo và định hướng văn hoá đó
cho phù hợp và hỗ trợ hiệu quả cho sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp.
Tầm nhìn và
giá trị cốt lõi là kim chỉ nam định hướng văn hoá doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp ngay từ lúc hình thành đã mang trong mình một sứ mệnh, tầm
nhìn hoài bão và giá trị cốt lõi nào đó riêng có để có thể tồn tại và phát triển.
Nếu được nêu ra càng rõ ràng thì văn hoá doanh nghiệp càng dễ được nhận diện
ngay từ đầu nó cần phải như thế nào. Nếu một công ty công nghệ vốn chỉ có thể tồn
tại và phát triển dựa trên sự sáng tạo không ngừng nghỉ thì văn hoá của tổ chức
ấy được kiến tạo theo hướng đó. Hay một doanh nghiệp làm về dịch vụ chăm sóc y
tế thì sự tận tâm, chu đáo, nhân ái, thấu hiểu cảm xúc người bệnh là những khía
cạnh cốt lõi của giá trị và cũng là của văn hoá doanh nghiệp.
Lãnh đạo chính
là người định hướng, dẫn dắt
Những con người khác nhau ở các tổ chức khác nhau sẽ tạo nên các văn hóa doanh nghiệp khác nhau, mà nhân vật trung tâm có ảnh hưởng rất lớn chính là lãnh đạo cao nhất. Như vậy, không thể có văn hoá doanh nghiệp chung hay sao chép từ tổ chức này sang tổ chức khác. Nó có tính chất đặc thù, riêng có được hình thành bởi chính những con người trong tổ chức đó, được kiến tạo và duy trì bởi những người có thầm quyền cao nhất và trong nhiều trường hợp bởi những người có "ảnh hưởng" lớn nhất. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức là gì, họ sẽ định hướng rõ được về nội hàm văn hoá doanh nghiệp mình cần. Từ đó, có những chỉ đạo và quyết sách đúng đắn trong việc thiết lập các cơ chế, chuẩn mực, nguyên tắc làm việc và ứng xử, để từ đó từng bước tạo nên văn hoá phù hợp và đặc sắc riêng có, hỗ trợ hiệu quả cho mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Các quy tắc và
chuẩn mực là bánh lái đưa văn hoá doanh nghiệp đi đúng hướng
Các lãnh đạo doanh nghiệp ắt hẳn không muốn để văn hoá doanh nghiệp hình
thành và phát triển tự nhiên theo cách may rủi. Họ sẽ muốn định hướng và uốn nắn
nó theo hướng hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy bằng cách
nào? Đó chính là xây dựng các nguyên tắc, thứ bậc và lề lối làm việc, các chuẩn
mực giao tiếp, ứng xử trong công việc và với khách hàng, cộng đồng. Sẽ có hai lớp
nguyên tắc và chuẩn mực, lớp chung và lớp riêng có - cốt lõi.
1. Lớp chung (General): là những chuẩn mực và nguyên tắc cơ bản về làm việc, ứng xử, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức chung, quy định luật pháp và văn hóa bản địa. Đó là sự tôn trọng
pháp luật, trung thực, công bằng, chính trực, liêm chính, kỷ luật, hợp tác v..v.
2. Lớp riêng, cốt lõi (Core): gồm những quy định cụ thể về chuẩn mực làm việc và ứng xử phù hợp với đặc
thù lĩnh vực kinh doanh, giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và
quan điểm cá nhân của lãnh đạo cao nhất. Đó có thể là sự sáng tạo – luôn đột
phá, dẫn đầu, là vươn tới chất lượng hoàn mỹ, v..v
Nếu lớp chung là nền tảng, cơ sở thì lớp cốt lõi chính là sự khác biệt, nét
đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp, và nếu được kiến tạo và duy trì đúng hướng
thì đó chính là một trong những sức hấp dẫn của doanh nghiệp với người lao động,
khách hàng và là lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
HrmCloud –
công cụ hữu hiệu hỗ trợ kiến tạo văn hóa doanh nghiệp
Chúng ta chưa bao giờ có cơ hội gần nhau đến thế bởi sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ thông tin. Mọi hiểu biết, tri thức, suy nghĩ, cảm xúc..của
chúng ta được chia sẻ, cộng hưởng và lan truyền tức thời. Ở góc độ quản lý nhân
sự và văn hóa doanh nghiệp, đây là một điều tuyệt vời để ứng dụng nhằm thay đổi,
kiến tạo và định hướng các chuẩn mực và nguyên tắc làm việc. Nó cũng làm cho mọi
người hiểu nhau hơn, gần nhau hơn và gắn kết với nhau hơn – và với doanh nghiệp.
HrmCloud là giải pháp quản lý trực tuyến toàn diện và tổng thể, lấy con người
– từng nhân viên trong doanh nghiệp là khách hàng – được phục vụ, chăm sóc; là
thành viên – tự phục vụ và tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Theo đó, các
nhân viên có sự tương tác công việc trực tuyến hàng ngày với nhau và với các cấp
quản lý trên cơ sở các nguyên tắc, quy trình (workflow) và các chuẩn mực ứng xử
của doanh nghiệp.
HrmCloud sẽ giúp bạn làm rõ và truyền đạt, giám sát sự tham gia của tất cả
thành viên trong doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và nhất quán,
về các yếu tố cỗi lõi tạo nên văn hóa doanh nghiệp tích cực, gồm:
1. Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, thứ bậc, phân công trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của từng chức danh
mà mối quan hệ trong doanh nghiệp.
2. Thiết lập các quy trình làm việc (workflow), đảm bảo rõ ràng trong phân cấp giải quyết, phê duyệt tự động, công bằng
và nhanh chóng các yêu cầu của nhân viên – khách hàng bên trong của doanh nghiệp.
3. Xác lập các tiêu chuẩn hành vi và mục tiêu công việc, giúp
cho tất cả nhân viên hiểu rõ, hành động và ứng xử theo các chuẩn mực, phù hợp với
giá trị và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Trao đổi và phản hổi thường xuyên, thông qua đánh giá 360
giúp cho nhân viên và quản lý, giữa nhân viên với nhau xây dựng sự tôn trọng,
niềm tin, sự chia sẻ, thấu hiểu và ghi nhận sự đóng góp của mỗi cá nhân trong
phát triển chung.
5. Rõ ràng và minh bạch về quyền lợi, lợi ích,
theo đó mỗi nhân viên đều được biết rõ, giám sát hàng ngày các dữ liệu về lợi
ích như ngày công, nghỉ phép, tiền lương, tiền thưởng v..v..được tính toán tự động,
chính xác và tức thời.
6. Tạo cơ chế và văn hóa làm việc tích cực
với thói quen hàng ngày biết ghi nhận, cảm ơn, khen ngợi đồng nghiệp về những
hành động đẹp, kết quả tốt với tính năng “Thanks”. Điều này giúp các nhân viên
luôn cảm thấy vui vẻ, được tôn trọng, được khích lệ, biểu dương và luôn cố gắng
hành động theo tích cực, phù hợp với chuẩn mực. Cứ thế, theo luật hấp dẫn, các
cá nhân sẽ lan truyền động cơ và cảm xúc làm việc tích cực đến các thành viên
khác.
Như vậy, có thể thấy văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng, có ảnh
hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng HrmCloud kiến tạo một
văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc tốt hơn, chuyên nghiệp hơn để lưu giữ,
gắn kết đội ngũ nhân viên - tài sản quý nhất của doanh nghiệp, qua đó giúp
doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai.
Anh Lê Anh Cường là người sáng lập - CEO của Macconsult, chịu trách nhiệm chủ trì đầu tư phát triển hệ thống HRM SaaS gồm JobCloud.vn và HRMCloud.vn. Anh đã có hơn 15 năm kinh nghiệm trong tư vấn quản lý Doanh nghiệp cho các dự án trong và ngoài nước và làm tư vấn trưởng của hơn 50 dự án tư vấn quản lý về nhân sự.
Văn hóa là một tài sản vô hình, khó mà kiểm soát đc vì nó vốn tồn tại ngay trong cách phối hợp, triển khai công việc. Chỉ có thể định hướng theo giá trị mà cty kỳ vọng nhưng ở VN thì khó lắm...có nơi hiểu luôn là kỷ luật, nội quy dn. Làm đc như bài viết thì quả là... Tuyệt!
Trả lời
Bạn nói rất đúng. Văn hóa doanh nghiệp ở VN mình nghe vẫn mông lung quá nhỉ! Đa phần là các DNTN quy mô vừa và nhỏ, cứ lương thưởng cao là tốt rùi@@. Ý kiến cá nhân của mình.