Để xây dựng, cải tiến hệ thống tiền lương, đãi ngộ trong doanh nghiệp hay áp dụng một cách hiệu quả các chính sách, dưới đây là những thuật ngữ liên quan mà người làm nhân sự chuyên nghiệp cần biết:
1. Chiến lược đãi ngộ
Định nghĩa: Xác định chiến lược cạnh tranh tiền lương của doanh nghiệp so với thị trường.
Tại sao lại quan trọng: Chiến lược trả lương cho biết mục tiêu và kế hoạch chi trả của doanh nghiệp cạnh tranh như thế nào so với thị trường. Thông thường bao gồm mô tả cụ thể về cách bạn xác định thị trường lao động cạnh tranh với doanh nghiệp (bạn cạnh tranh với ai khi thuê nhân viên) và mức độ cạnh tranh mà bạn dự định chi trả cho lao động (lựa chọn bách phân vị mục tiêu của bạn).
2. Quy chế tiền lương, đãi ngộ
Định nghĩa: Là một tài liệu tuyên bố cụ thể về chính sách, quy định về điều kiện, phương pháp chi trả các chế độ tiền lương, phụ cấp, thưởng và những chệ đố đãi ngộ khác áp dụng cho từng đối tượng lao động trong doanh nghiệp. Bản quy chế tiền lương, đãi ngộ là tài liệu cụ thể hóa chiến lược đãi ngộ trong doanh nghiệp.
Tại sao lại quan trọng: Giúp người quản lý và nhân viên biết rõ phương pháp, điều kiện chi trả đối với từng loại chế độ tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng…. Ngoài ra, người lao động cũng được biết rõ về cơ chế thăng tiến tiền lương, khi nào được tăng, tăng bao nhiêu và điều kiện nào cần đạt được. Đây cũng chính là tài liệu quan trọng đảm bảo kế hoạch tiền lương, đãi ngộ được thực hiện như dự định và, quan trọng hơn là tiền lương, đãi ngộ được quản lý công bằng.
3. Nghiên cứu tiền lương thị trường
Định nghĩa: Quá trình so sánh mức lương trả cho các chức danh công việc trong doanh nghiệp bạn so với những công ty khác có công việc tương tự.
Tại sao lại quan trọng: Làm thế nào để bạn biết liệu mức lương của Công ty mình có cạnh tranh không? Một trong những phương pháp được thử nhiều nhất và đúng nhất là tiến hành nghiên cứu thị trường. Thu thập dữ liệu tiền lương thị trường và đánh giá thông tin đó dựa vào cách bạn trả tiền trong nội bộ doanh nghiệp. Nghiên cứu có thể được thực hiện bằng cách doanh nghiệp tự tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu tiền lương thị trường hoặc hợp tác với một đơn vị tư vấn hay nhà cung cấp báo cáo khảo sát tiền lương thị trường. Các dữ liệu khảo sát lương thị trường mà mỗi nhà cung cấp mang tới đều có những điểm khác biệt nhất định, nên điều quan trọng là doanh nghiệp phải nghiên cứu nguồn dữ liệu và cách thức thu thập dữ liệu của họ trước khi sử dụng thông tin đó để làm cơ sở xác định mức lương cho doanh nghiệp.
4. Chức danh tiêu chuẩn (BENCHMARK JOB)
Định nghĩa: Một công việc phổ biến trên thị trường lao động.
Tại sao lại quan trọng: Một phần rất quan trọng trong việc tham chiếu mức lương thị trường và thiết kế thang bảng lương là các chức danh tiêu chuẩn. Một chức danh tiêu chuẩn là cơ sở bạn sử dụng để so sánh mức lương tại công ty của bạn với mặt bằng tiền lương trên thị trường. Chức danh/công việc phổ biến có nghĩa là công việc tồn tại ở nhiều công ty và trong nhiều ngành nghề/lĩnh vực hoạt động. Lý do chức danh tiêu chuẩn quan trọng là do nó cho phép bạn đánh giá mức lương của doanh nghiệp bạn so với các công ty khác dựa trên 1 chức danh tương tự nhau. Ví dụ, hầu hết các công ty, bất kể ngành nghề kinh doanh của họ, đều sử dụng chức danh nhân viên kế toán hay nhân viên nhân sự.
Lưu ý rằng, ít nhất 50% số chức danh trong một doanh nghiệp nên được chuẩn hóa để có thể so sánh với thị trường. Hầu hết các nhà cung cấp khảo sát tiền lương truyền thống đều có số lượng hạn chế các vị trí công việc để lựa chọn khi so sánh. Các nhà cung cấp dữ liệu trực tuyến như JobCloud cung cấp hơn 3.000 vị trí công việc vì vậy tỷ lệ phần trăm công việc được so sánh có thể sẽ vượt quá 50%, do đó cung cấp dữ liệu đầy đủ và chính xác hơn về mức lương cho các chức danh trong doanh nghiệp của bạn.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến trả lương
Định nghĩa: Chi tiết về các yếu tố đánh giá giá trị công việc và yếu tố ảnh hưởng việc trả lương cho từng vị trí.
Tại sao lại quan trọng: Khi so sánh mức lương của doanh nghiệp với thị trường, điều quan trọng là phác thảo các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương cho mỗi chức danh như thế nào và đảm bảo những yếu tố này phù hợp giữa chức danh của doanh nghiệp và chức danh chuẩn. Các yếu tố phổ biến nhất bao gồm số năm kinh nghiệm và trình độ đào tạo, bên cạnh đó gồm các yếu tố khác quan trọng không kém bao gồm kỹ năng, yêu cầu chỉ, trách nhiệm quản lý, điều kiện môi trường làm việc, v.v...
Ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố như ngành và quy mô công ty, vì chúng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chức danh được chi trả mức như thế nào.
Các yếu tố khả thi: Các yếu tố của một công việc mà tổ chức sẵn sàng trả lương. Đây cũng là các yếu tố đánh giá giá trị công việc để phân hạng các chức danh trong tổ chức, làm cơ sở trả lương công bằng. Các yếu tố thường được mô tả chi tiết theo cấp độ, gắn với trọng số. Các yếu tố điển hình bao gồm kỹ năng, nỗ lực, trách nhiệm, phạm vi thẩm quyền và điều kiện làm việc.
Chị Nguyễn Thị Mai là người đồng sáng lập - PGĐ của Macconsult, chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức và điều hành hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp. Chị đã có 15 năm kinh nghiệm tư vấn quản lý cho các dự án trong và ngoài nước; đồng thời làm tư vấn trưởng của hơn 30 dự án tư vấn quản lý về nhân sự.
Bài viết rất chuyên sâu, cám ơn tác giả. Cũng phải nói thêm chính vì hiện tại VN chưa có BenhmarkJob nên việc tham chiếu khảo sát lương thị trường rất khó
Trả lời